Vào ngày rằm tháng 7, tại rất nhiều địa phương có phong tục “Thả đèn trời”. Vậy tại sao lại có phong thục này? Những ánh đèn trời bập bùng của những chiếc đèn được thả giữa đêm tối không chỉ đơn thuần là một thú vui mà hàm chứa biết bao ý nghĩa tâm linh trong đó. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thả đèn trời trong đời sống tâm linh của người Việt qua bài viết sau nhé!
Ý nghĩa 1 : Đèn trời lưu giữ điềm lành, xua đuổi tà khí
Đèn trời được làm thủ công bằng giấy và các nan tre đan lại với nhau. Quy trình thả đèn trời cũng khá đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần đốt lửa rồi thả cho bay lên trời. Đèn trời thả càng nhiều sẽ khiến bầu trời thêm phần rực rỡ và ấm cúng lạ thường.
Bạn có biết về ý nghĩa của việc thả đèn trời?
Theo phong tục xa xưa của ông cha ta, người ta thường tổ chức thi đốt đèn trời trong ngày Tết, ngày lễ còn có hàm ý tâm linh xua đuổi bóng đêm và ma quỷ. Người dân luôn nuôi dưỡng đức tin rằng ánh sáng và hơi âm của đen trời sẽ xua tan đi tà khí và những điều xấu xa.
Đồng thời, đèn trời cũng được coi như linh vật đem đến dương khí cho đất trời vào buổi đêm tịch mịch. Thả đèn trời sẽ đem đến cho gia chủ thả đèn những điềm lành, những vận may hanh thông trong bất kể công việc nào của cuộc sống.
Theo phong thủy thì đây chính là ý nghĩa thả đèn trời được coi là nguyên thủy nhất. Trải qua biết bao thời đại và kiếp người thì ý nghĩa này vẫn còn sáng mãi trong tâm thức của bất kể người Việt nào.
Ý nghĩa 2 : Đèn trời cầu mong những điều tốt lành cho cuộc sống
Bên cạnh ý nghĩa đem đến sự an lành cho cuộc sống thì đèn trời còn được biết tới như biểu tượng của sự may mắn và những điều chân quý, tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Thả đèn trời với tâm ý chân thành sẽ giúp những điều ước chính đáng của bạn mau chóng trở thành hiện thực hơn bao giờ hết.
Đèn trời bay cao đem theo bao ước vọng
Ý nghĩa thả đèn trời mang tâm niệm y như chính hình hài của chúng. Đèn trời bay cao bay xa cũng chính là ước mong luôn cố gắng, nỗ lực đạt đến thành công, kỳ vọng của mọi người trong cuộc sống. Chẳng thế mà, ông cha ta cứ đồn rằng nếu thả đèn trời vào ngày rằm mà toàn tâm toàn ý cưỡng cầu một điều mong mỏi chân chính suốt bấy lâu sẽ khiến chúng mau chóng trở thành hiện thực.
Tham khảo thêm : Sự tích và ý nghĩa đèn ông sao?
Ý nghĩa 3 : Đèn trời thể hiện tấm lòng hiếu thảo của những đứa con
“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên” – Được thể hiện tấm lòng hiếu thảo với các bậc làm cha làm mẹ, những người đã cho ta nguồn sống, nuôi dưỡng ta bằng tình yêu thương bao la là hạnh phúc biết nhường nào!
Vào dịp lễ Vu Lan bên cạnh tục thả đèn hoa đăng thì ở một số nơi vẫn giữ tục lệ thả đèn trời. Mỗi ngọn đèn trời được thả lên giống như tấm lòng của những đứa con hiếu thảo gửi đến đấng sinh thành của mình.
Đó có thể là lời chúc “vạn thọ trường an”, là ước vọng cha mẹ được sống mãi cùng con cháu để bản thân có cơ hội chăm sóc và trả ơn. Đó có thể là lợi nguyện cầu gửi đến cha mẹ ở bên kia thế giới, mong cha mẹ yên nghỉ, mỉm cười dõi theo con cháu…
Trên đây là một số ý nghĩa thả đèn trời hiện hữu trong tâm linh người Việt từ suốt bao đời nay. Và cho đến tận bây giờ, những ý nghĩa thả đèn trời này vẫn còn sống mãi và như răn dạy con người có thêm đức tin, sống chu đáo và tốt đẹp hơn ngay trong bất kể khoảnh khắc nào của cuộc sống.