Hướng Dẫn Cách Tự Thay Bóng Đèn LED tại nhà 3/2023
Việc tự thay bóng đèn led tại nhà tuy đơn giản nhưng lại là công việc đòi hỏi tính an toàn cao. Nếu thực hiện các thao tác không đạt chuẩn yêu cầu có thể xảy ra những sự cố tiềm tàng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gia đình bạn. Ngược lại, nếu nắm vững nguyên tắc, quy trình, các bước thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt nó thì việc tự thay bóng đèn không phải là khó. Việc tự làm sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian và chi phí khi gọi thợ.
Vì thế, bài viết dưới đây Joymart mong muốn sẽ hướng dẫn cho bạn những quy trình, các bước tự thay bóng đèn led tại nhà để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất!
Xem thêm: 2 phương pháp kiểm tra chất lượng bóng đèn led

Đèn bóng led được ứng dụng nhiều trong cuộc sống mang lại hiệu năng chiếu sáng tốt
Bóng đèn led là bóng thế nào?
Led là từ viết tắt của “light Emitting Diode”. Bóng đèn led là đèn điện được sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng, tạo ra ánh sáng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều diode phát quang.
Đèn led có tuổi thọ và hiệu suất lớn hơn nhiều lần đèn sợi đốt và hiệu quả hơn so với hầu hết các loại đèn huỳnh quang. Một số chip có khả năng có khả năng phát ra hơn 300 lumen/watt.
Thay bóng đèn led là gì?
Là việc gia chủ hoặc thợ điện dùng bóng đèn led mới để thay bóng đèn led cũ đã bị hỏng, hết hạn sử dụng. Hoặc khi gia chủ muốn sử dụng kiểu dáng, công suất khác để tăng hiệu năng chiếu sáng và trang trí không gian.
Cấu tạo của bóng đèn led
Dù kiểu dáng bóng đèn led đa dạng nhưng cấu tạo các bộ phận về cơ bản là giống nhau. Chúng gồm có các bộ phận sau (đi từ trên xuống):
Lăng kính
Ánh sáng đèn led là ánh sáng hướng. Góc phân bố ánh sáng của đèn led là 180 độ và ánh sáng phát ra vào khoảng nửa trên của bóng đèn. Đối với một số đèn led, góc phân bố có thể điều chỉnh được, độ hẹp, rộng khác nhau. Góc chiếu sáng có thể được thay đổi bằng lăng kính.
Lăng kính polycarbonate được ưu tiên sử dụng vì chúng ít cản ánh sáng và tương đối dễ sản xuất. Chất lượng bề mặt và hình dáng của lăng kính rất quan trọng. Vì nó là yếu tố đảm bảo sự lan truyền của ánh sáng và hạn chế tổn thất trong sản lượng ánh sáng.
Chip LED
Đây là bộ phận phát ra ánh sáng cho đèn. Chip led được gắn lại với nhau nhằm nâng cao khả năng phát ánh sáng. Trong ứng dụng làm thiết bị chiếu sáng, các chip led được lắp ráp lại với nhau thành nguồn phát ánh sáng nằm bên trong các sản phẩm bóng đèn. Đó có thể là bóng tròn, tuýp dài, hình nến, hình cầu, hình trụ… và được gọi là đèn led.
Lớp bề mặt
Thường bộ phận này là một lõi kim loại PCB được sử dụng để gắn đèn led. Bên cạnh việc cung cấp bề mặt để gắn chip led, lõi kim loại còn dùng giúp chuyển nó vào bộ tản nhiệt với bề mặt tiếp xúc rộng hơn.
Lớp tiếp xúc
Thông thường là keo hoặc dầu mỡ. Phần này được sử dụng tối đa để tiếp xúc khi gắn lớp bề mặt vào bộ phận tản nhiệt. Điều này giúp tối đa hóa truyền tải nhiệt.
Bộ tản nhiệt
Bộ phận này có hai loại. Tản nhiệt chủ động và tản nhiệt bị động. Tản nhiệt chủ động thường là quạt dùng để lưu thông không khí. Còn tản nhiệt bị động sử dụng vây kim loại để làm tiêu tán nhiệt. Tản nhiệt chủ động giải nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết đèn led dùng bộ tản nhiệt bị động là đã đủ giúp cho đèn có nhiệt độ hoạt động tốt nhất.
Hiểu được cấu tạo của đèn led ta sẽ hiểu cách thay bóng đèn led tại nhà để an toàn và hiệu quả nhất.

Việc thay bóng đèn led âm trần, ốp trần, tròn hay vuông đều phải tuân thủ các quy định về an toàn điện
Bóng đèn led được kết nối với nguồn điện nhờ bộ phận nào?
Để việc thay bóng đèn led tại nhà đơn giản chúng ta cần tìm hiểu các loại đui đèn. Đui đèn là một trong những bộ phận quan trọng trong đèn chiếu sáng. Chúng là bộ phận kết nối bóng đèn với phần nguồn điện đầu vào. Đồng thời giúp giữ chặt bóng đèn, đảm bảo cung cấp được điện ổn định. Vì đui đèn là để gắn, việc chọn mua bóng loại nào phụ thuộc vào máng đèn mà bạn đang có.
Đui đèn còn được gọi là thân đèn, có kiểu dáng thông dụng. Thường là hình trụ hoặc tròn khá đơn giản, nhưng vẫn tạo tính thẩm mỹ cho không gian.
Bên trong đui đèn được thiết kế một bộ phận tản nhiệt, làm giảm tác động của nhiệt độ. Do bóng đèn khi hoạt động sẽ bị nóng lên khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành quang năng. Vì có bộ phận tản nhiệt nên tuổi thọ của đèn được kéo dài.
Tìm hiểu các loại đui đèn để tự thay bóng đèn led tại nhà
Hầu hết bóng đèn đều được thiết kế phù hợp với hai loại đui tiêu chuẩn:
Đui xoáy (ký hiệu E)
Đui đèn hiện nay vẫn còn giữ lại kiểu dáng đui xoáy giống bóng đèn sợi đốt loại cũ, mặc dù đèn led đã sử dụng công nghệ mới.
Đui cài (ký hiệu B)
Riêng đối với dòng đui cài cũng phân chia ra loại 1 khóa cài (ký hiệu S- single); 2 khóa cài (ký hiệu D- double); 3 khóa cài (ký hiệu T- triple).
Một số đui bóng đèn bạn cần biết
Đui đèn bóng tuýp
Đui bóng đèn tuýp thường là những loại chân cắm đa dạng. Bạn có thể sử dụng loại đui đèn xoáy tròn, đui đèn cắm nhọn.
Đui bóng đèn led
Đui bóng đèn led tròn có cấu tạo giống bóng đèn sợi đốt, vặn hoặc cài. Điều này giúp người tiêu dùng có thể thay bóng đèn led để sử dụng thay đèn sợi đốt.
Biết được đui đèn có cấu tạo kiểu gì ta sẽ mua được đúng loại, đúng công suất để thay bóng đèn led chuẩn nhất.

Bóng đèn led có thể có đui vặn hoặc đui cài, khi thay thế cần lưu ý để có sự đồng bộ
Vai trò của bóng đèn led trong cuộc sống
Đèn led dùng để chiếu sáng không gian
Đây là chức năng chính của đèn led. Cuộc sống hiện đại không thể thiếu ánh sáng nhân tạo. Đèn led được ứng dụng cho nhiều công trình: chiếu sáng thương mại, chiếu sáng gia đình, chiếu sáng giao thông…
Đèn led dùng để trang trí không gian
Đúng vậy, bên cạnh việc chiếu sáng thì màu sắc đèn led còn dùng để trang trí nhiều không gian. Đó là trang trí trên các thiết bị xe hơi, trang trí không gian sống, trang trí sân vườn, tiểu cảnh, các công trình lớn…
Chính vì vai trò quan trọng của bóng đèn led trong cuộc sống nên ta cũng nên biết cách tự thay bóng đèn led tại nhà. Điều này để tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu ánh sáng tốt nhất.
Khi nào phải thay bóng đèn led?
Phải thay bóng đèn led trong một số trường hợp sau;
- Đèn không sáng hoặc nhấp nháy.
- Bóng led đã quá thời hạn sử dụng.
- Gia chủ muốn thay bóng đèn led có kiểu dáng đẹp, nhiều chức năng hơn.
Nguyên nhân bóng đèn led không sáng hoặc nhấp nháy
Đèn led không sáng do lỗi dây dẫn
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến. Khi gặp tình trạng bóng không sáng hay nhấp nháy chưa chắc đã phải do lỗi của nhà sản xuất mà có thể do đường dây chưa đúng cách, bị lỏng hay đứt.
Đèn led không sáng do chip led bị hỏng
Chip led là bộ phận cực quan trọng của đèn, có vai trò phát ra ánh sáng. Vì thế khi chip led có vấn đề thì chất lượng ánh sáng cũng không được đảm bảo. Có thể nhận biết qua một số biểu hiện như đèn nhấp nháy hoặc chỉ sáng mờ mờ, thậm chí đèn không sáng.
Chất lượng bộ nguồn kém
Đây cũng là bộ phận quan trọng không kém chip led. Bộ nguồn giúp chuyển đổi từ nguồn điện xoay chiều sang một chiều. Cung cấp mức điện áp để đèn chiếu sáng. Nếu bộ nguồn có chất lượng kém hoặc không tốt khiến dòng điện đi qua đèn led không ổn định, Đây là nguyên nhân dẫn đến đèn led không sáng, nhấp nháy.
Bộ phận tản nhiệt làm việc không hiệu quả nên thay bóng đèn led mới
Đèn có tuổi thọ cao, bền nhất định phải có bộ phận tản nhiệt để giải phóng nhiệt lượng tỏa ra. Vì thế nếu bộ phận tản nhiệt hoạt động kém hoặc không hoạt động đèn led sẽ nóng lên. Điều này làm cho đèn hoạt động chập chờn, nhấp nháy rồi không sáng.
Bóng đèn led bị ẩm
Khi đèn có chỉ số IP thấp nhưng lại được lắp đặt tại nơi có độ ẩm cao thì hơi nước sẽ xâm nhập vào bên trong. Từ đó có thể gây các hiện tượng chập điện, làm đèn không sáng.
Sử dụng công tắc Dimmer kém chất lượng
Đèn led muốn sử dụng, hoạt động tốt cần có bộ điều khiển cùng công tắc dimmer. Đây là công tắc nhiều gia đình đang sử dụng chung với bóng đèn sợi đốt, bóng đèn halogen. Khi công tắc dimmer chất lượng kém cũng sẽ gây nên hiện tượng nhấp nháy ở đèn led. Hoặc đèn cũng có thể chiếu sáng bị mờ, không đạt hiệu quả chiếu sáng tốt nhất.
Thay bóng đèn led vì bóng quá cũ hết tuổi thọ sử dụng
Đèn led chính hãng thường có tuổi thọ dao động từ 50.000 đến 70.000 giờ. Tuy nhiên, nếu đèn chất lượng không tốt thì chỉ đạt 30.000- 40.000 giờ. Khi gần hết tuổi thọ, đèn led có hiện tượng hai đầu phát đỏ, đèn phát sáng nhưng nhấp nháy liên tục.
Nếu bóng đèn gặp phải một trong các nguyên nhân trên thì chúng ta cần phải thay bóng đèn led.

Khi bóng đèn led không sáng hoặc nhấp nháy là thời điểm bạn nên xem xét thay bóng mới
Một số trường hợp bóng đèn led nhấp nháy
Bóng đèn led bị nhấp nháy khi tắt
Đây là hiện tượng chập chờn mỗi khi nhấn nút công tắc. Ánh sáng đèn không sáng luôn khi bật hoặc không tối luôn khi tắt mà nhấp nháy. Nếu không xử lý sớm đèn có thể bị cháy dẫn đến tốn kém chi phí sửa chữa.
Bóng đèn tuýp led bị nhấp nháy
Bóng đèn led 1,2m bị nhấp nháy là hiện tượng thường gặp của người sử dụng tuýp led. Sử dụng đèn kém chất lượng sẽ làm cho ánh sáng chập chờn, không đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng. Khi bị nhấp nháy, tuýp led không sáng hoàn toàn, có thể nửa sáng, nửa tối. Hoặc khi thì tối khi thì sáng.
Bóng đèn led chớp nháy liên tục
Đây là hiện tượng đèn chập chờn liên tục, đèn bỗng dưng nhấp nháy liên tục khi đang sử dụng bình thường. Đây là hiện tượng báo hiệu đèn của bạn đã bị hỏng cần phải nhanh chóng khắc phục hoặc thay bóng đèn led mới.
Tác hại của việc bóng đèn led bị nhấp nháy
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Khi bóng đèn led bị nhấp nháy có thể làm ảnh hưởng đến mắt, gây mỏi mắt, nhức mắt, khó chịu cho con người. Mặt khác, làm việc dưới ánh sáng nhấp nháy, chập chờn kéo dài có thể dẫn tới những bệnh như đau đầu, giảm thị lực… Hoặc có thể làm phân tâm cho người dùng khi đang làm việc hoặc giảm động lực học. Tất cả các điều này dẫn tới hiệu quả lao động giảm sút. Vì thế cần phải thay bóng đèn led để đảm bảo chất lượng phát sáng của đèn.
Ảnh hưởng tới chất lượng, tuổi thọ bóng đèn led
Hiện tượng bóng đèn led nhấp nháy kéo dài làm cho linh kiện đèn bị hỏng hóc, độ sáng mờ dần, đèn bị cháy. Từ đó làm giảm tuổi thọ của đèn led, tốn kém chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện. Nếu trong thiết kế hệ thống đèn led nối tiếp khi một đèn led bị nhấp nháy có thể dẫn đến chập chờn, cháy led của những chiếc đèn khác. Vậy nên đừng tiếc thay bóng đèn led khi bị nhấp nháy nhé các bác!

Đèn led bị nhấp nháy không thay thế kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực của người sử dụng
Tìm hiểu một số đèn sử dụng bóng đèn led
Đèn treo tường
Đèn treo tường là sản phẩm chiếu sáng được gắn, ốp nổi trực tiếp lên trên bề mặt tường nhà. Đèn thường sử dụng các loại bóng đèn led chiếu sáng hiện đại. Nó giúp ánh sáng phát ra liên tục, cho khả năng chiếu sáng mạnh mẽ, không gây hại cho mắt, an toàn cho người dùng.
Đèn trần
Là loại đèn có đỉnh đèn phẳng và đáy được gắn hoàn toàn vào mái trong quá trình lắp đặt. Nguồn sáng có thể dùng bóng led hoặc đèn huỳnh quang…
Đèn cây đứng
Đây là loại đèn được thiết kế theo dạng cây đứng, đặt trên mặt sàn vừa làm đèn chiếu sáng, vừa làm đẹp không gian. Bóng sử dụng có thể là bóng led hoặc halogen, huỳnh quang…
Đèn bàn
Loại đèn này là thiết bị điện gia dụng để thắp sáng phục vụ cuộc sống của mọi người. Các bóng đèn bàn có thể sử dụng bóng led hoặc đèn sợi đốt.
Đèn soi tranh
Đèn soi tranh là loại đèn được sử dụng trong không gian nội thất giúp làm nổi bật chủ thể mà gia chủ mong muốn. Chúng thường là những bức ảnh, bức tranh, đôi khi là chiếc gương.
Như vậy, từ các loại đèn bạn có thể hình dung được việc thay bóng đèn led có thể xảy ra trong những công trình nào. Từ đó chủ động hơn trong việc sửa chữa, bảo dưỡng.
Hướng dẫn cách tự thay bóng led tại nhà
Vì có nhiều loại đèn sử dụng bóng led nên mỗi loại đèn lại có một cách thay bóng đèn led khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu cách thay bóng đèn led tại nhà của từng loại nhé.
Cách thay bóng đèn led âm trần
Hướng dẫn chi tiết dưới đây áp dụng cho các loại đèn led âm trần tròn, vuông, hình chữ nhật. Để thay bóng đèn led âm trần chúng ta cần trải qua các bước sau:
Bước 1: Tắt điện nguồn
Để đảm bảo an toàn bạn cần tắt nguồn điện cung cấp cho đèn led. Bạn nên tắt điện tại đầu nguồn để đảm bảo nguồn điện đã bị ngắt hoàn toàn nhé. Đây thực sự là bước làm bạn phải lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Để thực sự an toàn, tốt nhất bạn nên dùng bút thử điện để thử tại nơi có jack cắm điện.
Bước 2
Bạn dùng một lực vừa phải kéo phần mặt đèn hướng thẳng xuống dưới để tháo đèn ra khỏi lỗ khoét. Tiếp đó, bạn cần bóp 2 tai cài của đèn nằm ở phía tròn trần thành 1 góc 90 độ. Khi đó bạn sẽ lấy được bóng đèn ra khỏi vị trí lắp đặt và thực hiện bước tiếp theo của quy trình thay bóng đèn led.
Bước 3
Sau đó, bạn tìm jack nối giữa đèn led và bộ nguồn led driver. Tiếp theo bạn vẫn nên dùng bút thử điện một lần nữa trước khi thay bóng đèn led âm trần. Điều này để kiểm tra xem điện đã hoàn toàn mất hay chưa. Nếu nguồn điện đã mất bạn tiến hành tháo đèn led và driver ra khỏi dây nguồn để tiến hành kiểm tra đèn.
Lúc này sẽ nảy sinh các trường hợp sau:
Trường hợp 1
Nếu bạn thấy driver (cục nguồn) của đèn led bị cháy. Hoặc có hiện tượng biến dạng vì nhiệt thì bạn có thể thay driver mới để xem bóng đèn led có sáng không. Trong trường hợp này, dù đèn có sáng thì bạn vẫn nên thay bóng đèn led và cả driver, vì cục nguồn đã có sự biến đổi về hình dạng. Nếu không nó sẽ có nguy cơ cháy nổ.
Trường hợp 2
Nếu Driver còn nguyên vẹn thì bạn lắp thử một bóng led khác xem có sáng không. Nếu đèn sáng thì bạn vẫn dùng driver cũ và thay bóng đèn led mới. Nếu đèn không sáng thì bạn cần thay cả bộ.
Trường hợp 3
Trong trường hợp bạn thay đèn led cả một bộ mới mà đèn không sáng thì kiểm tra xem đường dây có đứt không. Vì nếu là đường dây đèn led nằm trên trần thạch cao, chạy nổi có thể bị chuột cắn đứt hoặc do có tác động khác.
Nếu những bước trên mà đèn không sáng, bạn không tìm ra nguyên nhân thì nên tìm một thợ điện đến kiểm tra và thay thế. Nếu bạn đã khắc phục được sự cố, đèn đã sáng thì tiếp tục thực hiện bước 4.
Bước 4
Sau khi lấy bóng mới bạn chỉ cần đấu nối driver của đèn với hệ thống nguồn điện đã được đính sẵn trên trần thạch cao. Vì đa số các loại bóng đèn led âm trần trên thị trường đều có 2 bộ phận tách rời nhau là phần nguồn driver và phần thân đèn được kết nối với nhau nhờ khớp nối.
Bước 5
Đây là bước đưa driver cùng đèn led vào lỗ khoét. Sau đó bóp phần thanh gài để đưa đèn vào cố định sâu trong lỗ khoét. Bạn cần cân chỉnh chính xác, chắc chắn để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Đến đây, chắc bạn đã hiểu rõ cách thay bóng đèn led âm trần đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn rồi chứ. Chúc bạn thành công nhé!

Khi thay bóng đèn led tại nhà cần cắt nguồn điện để đảm bảo an toàn
Cách thay bóng đèn led dài 1m2
Chuẩn bị các thiết bị chuyên dụng
- Đèn ốp trần siêu mỏng mới.
- Bút thử điện.
- Tua vít, kìm cắt, băng dính cách điện.
- Thang chữ A.
Các bước thay bóng đèn led 1m2
Trước khi thay bóng đèn led cần ngắt nguồn điện vào khu vực thay thế và lắp đặt đèn tuýp để đảm bảo an toàn.
Phương án 1: Đối với máng đèn tuýp led 1m2 có sẵn trong gia đình trước đó dùng đèn huỳnh quang
- Bước 1: Tháo bỏ bóng đèn tuýp và tắc te (chấn lưu) của đèn huỳnh quang cũ.
- Bước 2: Lắp bóng đèn led 1m2 mới lên và tắc te (chấn lưu) đi theo trong hộp đèn.
Trong quá trình lắp đèn led 1m2 phải để ý 2 đầu của bóng đèn có mũi tên sẽ lắp ở đui gần tắc te nhất.
Phương án 2: Thay thế vị trí bóng đèn tròn sang bóng đèn tuýp led 1m2
- Bước 1: Khoan 2 vít nở vào vị trí đặt bóng đèn trên tường nhà, tương ứng với hai lỗ khuyết ở máng đèn 1,2m.
- Bước 2: Bắt ốc vít với máng đèn led vào tường cố định ở vị trí đã khoan.
- Bước 3: Đấu 2 dây điện từ điện nguồn vào 2 dây điện ở một đầu đui đèn. Đui còn lại không đấu, vì dòng điện xoay nên đấu vào dây nào cũng được.
- Bước 4: Lắp đèn tuýp led 1m2 vào máng theo hướng mũi tên vào đui đèn được đấu dây điện. Sau đó bật điện lên để kiểm tra xem được hay chưa.
Cách thay bóng đèn led tròn tại nhà
Bóng đèn led tròn là gì?
Bóng đèn tròn hay bóng đèn led tròn, hoạt động nhờ sự chuyển dịch của các chất bán dẫn trong chip led. Bóng đèn led tròn được thiết kế theo kiểu trụ đứng, phần bóng bo tròn y như chiếc đèn sợi đốt truyền thống.
Các bước thay bóng đèn led tròn tại nhà
- Bước 1: Chuẩn bị bóng đèn thích hợp với chuôi đèn cần thay.
- Bước 2: Tắt công tắc đèn hoặc cầu chì điện trước khi bắt đầu thực hiện thao tác thay bóng đèn led.
- Bước 3: Tháo bóng đèn led cũ và thay bóng đèn led mới vào. Tùy theo đui cài hay xoáy để thực hiện thao tác cho phù hợp.
- Bước 4: Bật công tắc đèn xem đã được chưa.
Cách thay bóng đèn led tuýp bán nguyệt
Đèn tuýp led bán nguyệt có hình dáng khá giống với đèn tuýp huỳnh quang. Tuy nhiên hiện nay nó gần như thay thế cho đèn tuýp huỳnh quang vì nó sở hữu nhiều ưu điểm:
- Đèn tuýp led không chứa thủy ngân, không phát ra tia UV gây hại cho con người.
- Chiếu sáng theo hướng nên có thể điều chỉnh tập trung độ sáng để tránh lãng phí.
- Tích hợp hoàn hảo với dimmer
- Hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ cao, dao động mạnh.
- Tỏa ít nhiệt hơn đèn huỳnh quang.
- Tuổi thọ đèn cao, không bị ảnh hưởng bởi tần suất bật/tắt đèn.
- Phát sáng mạnh, ổn định, không nhấp nháy gây hại cho mắt.
Các bước thay bóng đèn led bán nguyệt
Việc thay bóng đèn led bán nguyệt khá đơn giản vì nó được thiết kế liền máng nên rút gọn được quy trình lắp đặt. Cách thay như sau:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện và đảm bảo chúng được ngắt hoàn toàn để tránh rủi ro khi lắp đặt.
- Bước 2: Bạn xác định vị trí lắp đặt bóng đèn theo vị trí 2 lỗ đã khoan từ lần trước (trường hợp sử dụng bóng như cũ). Nếu dùng loại có kích thước lớn hơn thì bạn phải đánh dấu và khoan 2 lỗ để lắp bóng mới.
- Bước 3: Bạn tháo 2 tai cài ở mặt sau của đèn ra và lắp vào vị trí 2 lỗ, vặn vít thật chặt để cố định tai cài của đèn.
- Bước 4: Tiếp tục đấu dây điện đã chuẩn bị sẵn vào bộ nguồn của đèn. Hãy đảm bảo bạn nối đúng dây nhé.
- Bước 5: Sau khi đã kết nối nguồn điện, bạn lắp đèn vào vị trí tai cài. Bật công tắc để thử kết quả các thao tác mình vừa thực hiện xem đèn có sáng không.

Thay bóng đèn led đơn giản nhưng đòi hỏi an toàn cao
Những lưu ý khi tự thay bóng đèn led tại nhà
Khi thay bóng đèn led tại nhà bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Bạn phải tắt công tắc nguồn để đảm bảo an toàn.
- Đợi bóng đèn nguội trước khi thực hiện thao tác tiếp theo.
- Chuẩn bị loại bóng đèn, đui đèn phù hợp. Trong quá trình thay đèn không được đặt vít cố định vào chuôi đèn hoặc ngược lại.
- Xử lý cẩn thận vì vỏ bóng đèn rất mỏng, dễ vỡ.
- Kiểm tra công suất của bóng đèn mới sao cho không vượt quá định mức công suất tối đa của thiết bị chiếu sáng. Điều này tránh làm bóng đèn bị chập và gây ra hỏa hoạn.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến nhà cung cấp đồ điện trước khi thay bóng đèn led.
Địa chỉ mua bóng đèn led giá rẻ tại Hà Nội
Joymart là đơn vị số 1 tại Hà Nội chuyên nhập khẩu, phân phối các loại bóng đèn led chất lượng, giá tốt. Bên cạnh đó còn có các loại đèn trần phòng khách, đèn trang trí nội ngoại thất của các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Mua hàng tại Joymart bạn sẽ có giá thành cạnh tranh nhất.
Giá trị Joymart hướng đến: khách hàng luôn là số 1, hợp tác trên tinh thần “WIN-WIN”, lấy chữ tín làm tiêu chí bán hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua đèn trang trí nội ngoại thất hãy đến với JOYMART:
Hotline: 0977.633.911/024.33630.269; Email: joymartvn@gmail.com
Kết luận
Những hướng dẫn thay bóng đèn led trên đây về cơ bản đã có thể giúp bạn mang lại hiệu ứng ánh sáng cho gia đình. Đồng thời cũng là những lưu ý để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những nguy cơ về điện. Tuy nhiên, nếu bạn chưa chắc chắn tay nghề, khả năng của mình thì tốt nhất nên gọi dịch vụ điện chuyên dụng để thay bóng đèn led cho bạn nhé.
Tham khảo thêm: Đèn sợi đốt và đèn led khác nhau ở đâu?
TIN LIÊN QUAN
Đèn trần phòng khách chung cư được rất nhiều gia đình quan tâm khi thiết kế nội thất. Khi tỷ lệ nhà ở chung cư ngày càng cao thì nhu...
Đèn tường là loại đèn chiếu sáng được gắn lên tường giúp bổ sung ánh sáng và mang lại ánh sáng xung quanh cho các khu vực như hành lang,...
Việc kiểm tra đèn LED rất đơn giản nếu sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số giúp đọc rõ mức độ của ánh sáng. Độ sáng cũng thể...
Quạt trần Panasonic cánh gỗ là sản phẩm mới lạ, độc đáo được Panasonic tung ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu trang trí. Với những ngôi nhà mang...
Sản phẩm với công nghệ lâu đời nhất của bạn là gì? Đó là một chiếc máy ảnh siêu cổ? Hay đó là một chiếc máy nghe nhạc đời đầu? Không ,...
Đèn trần phòng ngủ là thiết bị chiếu sáng góp phần không nhỏ vào diện mạo chung của căn phòng. Đặc biệt là không gian cần sự dịu dàng, ấm...
Hướng quay của quạt trần trong mùa hè và mùa đông nên được lắp theo chiều nào? Liệu quạt trần của bạn có đang được lắp đặt hướng quay thích...
Quạt trần là một công cụ làm mát hữu hiệu trong mùa hè không chỉ trong các gia đình mà nó còn được lắp đặt tại các văn phòng, trường...