Những điều cần biết khi mua đèn chùm

Đèn chùm là một trong những vật trang trí nội thất nổi bật với vai trò tạo điểm nhấn cho căn phòng, được treo ở trên cao với vai trò chiếu sáng chung tức là tán đều ánh sáng ra xung quanh từ một nguồn chiếu sáng gián tiếp. Đèn chùm kích thước lớn thường được treo trên trần cao hoặc phía trên bàn ăn để tạo điểm nhấn trong khi các loại đèn chùm kích thước nhỏ đóng vai trò trang trí trong không gian nhỏ khác. Đèn chùm rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng, phù hợp với mọi không gian từ phòng khách, phòng ăn, tới phòng ngủ, phòng tắm và thậm chí là phòng cho trẻ nhỏ. Loại đèn này thường là sự kết hợp từ thủy tinh, pha lê và kim loại như hợp kim, thép hoặc đồng. Các mẫu thiết kế thường sẽ bao gồm tán đèn, dây treo, trụ chính, tay đèn và bóng đèn. Các mẫu đèn chùm được nhiều người yêu thích nhất là đèn chùm pha lê và đèn chùm nến giúp gợi lại vẻ đẹp cổ điển. Đèn chùm thường được sử dụng trong các không gian mang phong cách thiết kế sang trọng và thẩm mỹ hoành tráng, nhưng các thiết kế hiện đại, đơn giản cũng rất phổ biến. Dưới đây là các yếu tố cần cân nhắc khi mua đèn chùm.

1. Cấu tạo của đèn chùm.

cấu tạo đèn chùm

Đèn chùm được tạo thành bởi rất nhiều bộ phận

a. Các bộ phận cấu thành.

Đèn chùm là loại đèn chiếu sáng mang tính trang trí cao và thường bao gồm một hệ thống nhiều bộ phận khác nhau. Một số đèn chùm là thuần trang trí, ngược lại có nhiều loại đèn chùm là thuần chức năng, và nhiều loại có giá trị cả về chức năng lẫn trang trí. Đèn chùm càng có nhiều bộ phận thì thiết kế trông càng phức tạp và trang trí công phu. Các bộ phận đèn chùm phổ biến bao gồm:

  • Tán đèn: đây là bộ phận cố định nằm sát bề mặt trần và che hộp trần.

Tán đèn được đặt ở đỉnh đèn chùm. Các tán đèn cũng có thể chứa một bộ đổi nguồn của đèn chùm LED.

  • Dây treo: liên kết thân chính của đèn chùm với tán đèn và xác định khoảng cách treo đèn tính từ trần nhà.

Loại đèn chùm có dây treo dài phù hợp treo ở tiền sảnh cao rộng trong khi đèn chùm treo trên bàn ăn lại cần loại ngắn hơn. Dây treo dạng vòng xích kim loại là loại rất phổ biến, mang vẻ ngoài cổ điển. Dây treo còn có thể ở dạng dạng khối trụ pha lê hoặc chuỗi hạt thủy tinh trải dọc các cạnh của đèn chùm.

  • Trụ đèn: chính là thanh thẳng đứng ở trung tâm của đèn chùm. Các nhánh của đèn chùm kéo dài từ trụ chính.
  • Bát đèn: dùng để chỉ các bộ phận hình cầu khác nhau dọc theo trụ chính. Bát đèn thường được tích hợp vào trụ đèn luôn để tạo sự liền mạch. Các bộ phận này cấu thành đèn chùm cơ bản và thường được làm bằng kính hoặc kim loại khắc hoa văn, họa tiết.
  • Tay đèn: được mở rộng từ trụ chính của đèn chùm, và là yếu tố quyết đinh tính thẩm mỹ của đèn chùm. Chiều dài của tay đèn quyết định chiều rộng tổng thể của đèn chùm. Tay đèn có thể là dạng cong, góc cạnh, hoặc cuộn vòng. Mỗi tay đèn thường có một bóng đèn ở đầu. Các tinh thể hoặc lăng kính pha lê thường được gắn vào tay đèn.
  • Chao đèn: ban đầu được thiết kế để hứng sáp rơi từ ngọn nến trên đèn chùm. Hiện nay chao đèn chỉ đóng vai trò trang trí, tạo phong cách cho đèn chùm.
  • Ống nến: phổ biến trong thiết kế đèn chùm truyền thống, nhưng ít phổ biến hơn trên các loại đèn phong cách hiện đại.

Bộ phận này mô phỏng dáng vẻ của ngọn nến. Các bóng đèn hình ngọn lửa sẽ được lắp vào ống nến tạo thành hình ngọn nến đang cháy.

b. Bóng đèn chùm.

Đèn chùm là nguồn chiếu sáng chung và thường sử dụng một loại bóng đèn cụ thể. Bóng đèn hình ngọn lửa là lựa chọn phổ biến nhất cho đèn chùm truyền thống, trong khi đèn chùm hiện đại hoặc đèn chùm với chụp đèn mờ có thể phù hợp với nhiều loại bóng đèn. Mỗi loại bóng đèn mang những ưu điểm và nhược điểm riêng.

  • Bóng đèn hình ngọn lửa

Bóng đèn hình ngọn lửa mô phỏng dáng vẻ của một ngọn nến nhỏ. Những bóng đèn này ban đầu được sử dụng để thay thế cho nến vào đầu thế kỷ 20 và ngày nay giúp bổ sung thêm vẻ đẹp cổ điển cho đèn chùm.

  • Bóng đèn sợi đốt

Ưu điểm: Phát ra tông màu nhẹ quen thuộc, giá rẻ.
Nhược điểm: Cần được thay thế thường xuyên, tốn điện.

  • Đèn LED

Ưu điểm: Tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ dài (lên đến 20 năm)
Nhược điểm: Đắt tiền, màu sắc không giống bóng đèn sợi đốt truyền thống.

  • Đèn huỳnh quang

Ưu điểm: Sử dụng năng lượng ít hơn 90% so với bóng đèn sợi đốt, tỏa ra ít nhiệt, tuổi thọ dài gấp 10 lần so với bóng đèn sợi đốt.
Nhược điểm: Đắt tiền, không thể điều chỉnh độ sáng, màu sắc không giống bóng đèn sợi đốt truyền thống, tông màu chói.

  • Bộ điều chỉnh độ sáng

Bộ điều chỉnh độ sáng là một bổ sung phổ biến cho đèn chùm trong một loạt các ứng dụng. Bộ điều chỉnh độ sáng cho phép bạn điều chỉnh ánh sáng phát ra giúp đèn chiếu sáng tạo ra ánh sáng xung quanh lý tưởng cho bất kỳ thời gian cụ thể nào trong ngày hoặc phù hợp với chức năng của một căn phòng.

c. Nguồn điện

Đèn chùm có 2 loại đèn chùm LED và đèn chùm thông thường. Đèn chùm LED sử dụng bộ nguồn 10V, 12 V hoặc 24 V. Đèn chùm thông thường sử dụng nguồn điện 220V. Nếu đèn chùm sử dụng bóng LED thì sẽ cần một bộ đổi nguồn điện. Hiện nay, đèn chùm sử dụng bóng đèn LED đã bao gồm 1 bộ đổi nguồn được đặt trong tán đèn và không yêu cầu bất kỳ cài đặt đặc biệt nào.

  • Đèn chùm LED

Đèn LED dùng điện ở mức 10V, 12V hoặc 24V. Đèn LED là một lựa chọn hiện đại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đèn LED bao gồm bóng đèn LED và một bộ đổi nguồn.

Ưu điểm: An toàn hơn loại đèn thông thường, tiết kiệm năng lượng hơn, dễ lắp đặt và điều chỉnh hơn, phù hợp với nhiều loại bóng đèn hơn.

Nhược điểm: Yêu cầu bộ đổi nguồn tương thích, đắt tiền hơn.

  • Đèn chùm thông thường

Đèn chùm thông thường sử dụng nguồn điện 220V. Đèn chùm thông thường giới hạn những loại bóng đèn có thể được sử dụng, dễ gây mất an toàn khi có điện áp cao chạy qua.

Ưu điểm: Nguồn điện tương tự như các thiết bị, đồ đạc, bóng đèn và chi phí lắp đặt thấp hơn.

Nhược điểm: Sử dụng nhiều năng lượng, chi phí vận hành cao, tùy chọn bóng đèn hạn chế.

Lưu ý: Luôn luôn tham khảo chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trước khi mua hoặc lắp đặt đèn chùm.

Hướng dẫn của chúng tôi không thay thế cho ý kiến ​​tốt nhất của một chuyên gia và không thể coi như một hướng dẫn an toàn kỹ thuật.

2. Các loại đèn chùm

Các loại đèn chùm bao gồm nhiều kiểu dáng và biến thể. Nhiều thiết kế đèn chùm kết hợp nhiều tính năng khác nhau, và có thể có nhiều cách phân loại đèn chùm. Các tính năng phổ biến bao gồm chụp đèn bằng vải và kính, dạng pha lê hoặc đính hạt. Các loại đèn chùm phổ biến bao gồm:

  • Đèn chùm pha lê

Đèn chùm pha lê là những gì chúng ta thường tưởng tượng khi chúng ta nghĩ về đèn chùm. Loại đèn chùm này thường thanh lịch và tinh xảo, với lăng kính pha lê, tay đèn dạng cuộn và thân đèn cách điệu. Đèn chùm pha lê thường thấy trong phòng khách hoặc tiền sảnh lớn, nhưng cũng có thể là trong phòng trang điểm, tủ quần áo không cửa và phòng tắm. Đèn chùm pha lê phong cách hiện đại hiện nay cũng có nhiều. Phong cách truyền thống bao gồm các bộ phận được trang trí lộng lẫy với nhiều tinh thể, và các bộ phận chỉ có một vài tinh thể kết hợp với chụp đèn.

  • Đèn chùm tầng

Đèn chùm tầng bao gồm các lớp nhánh đèn treo từ các điểm thẳng đứng khác nhau trên trụ chính của đèn chùm. Đèn chùm tầng có thể có từ hai đến năm hoặc thậm chí rất nhiều tầng.

  • Đèn chùm hắt sáng

Loại đèn chùm này có các nhánh đèn hướng xuống chứ không phải hướng lên như các loại đèn chùm khác. Những loại đèn này thường có chụp đèn để làm mờ các bóng đèn hướng xuống dưới, và là một lựa chọn phổ biến trên bàn ăn.

3. Các phong cách đèn chùm

Phong cách đèn chùm là sự kết hợp từ kiểu dáng, lớp hoàn thiện và tô điểm. Màu của các lớp hoàn thiện phổ biến thường là bạc, đồng và vàng.
Các phong cách đèn chùm bao gồm:

phong cách đèn chùm

 

Đèn chùm có đủ mọi phong cách để lựa chọn

  • Phong cách tân cổ điển

Đèn chùm tân cổ điển thu hẹp khoảng cách giữa phong cách truyền thống và đương đại, đề cao các yếu tố từ cả thiết kế mới và vượt thời gian tạo nên vẻ ngoài độc đáo.
Những loại đèn này có thể bao gồm các đường nét trơn mượt với một số điểm trang trí, khung cong và chi tiết chiếu sáng thanh lịch. Và cũng có thể là sự kết hợp hoàn hảo của sự thanh lịch truyền thống với sự hiện đại đẹp đẽ. Loại đèn chùm này rất linh hoạt, và hoàn hảo cho những người thích làm mới phong cách trang trí và thích thử nghiệm các phong cách thiết kế khác nhau.

  • Truyền thống

Đèn chùm cổ điển thường bao gồm các họa tiết tôn vinh thời gian trong thiết kế. Những loại đèn này có tính trang trí cao gợi lại vẻ đẹp châu Âu cổ xưa. Đèn chùm cổ điển có cấu tạo phức tạp hơn các loại đèn khác khi bao gồm cả những bộ phận không có chức năng gì ngoài trang trí, mang lại cảm giác hoài cổ như cốc nến và ống nến.

  • Phong cách tối giản

Loại đèn này thường có thể bắt gặp trong các ngôi nhà phong cách nông thôn hoặc cổ kính với kết cấu và hình dạng cơ bản mang lại sự ấm áp thư thái. Đèn được làm từ kim loại, gỗ và thậm chỉ cả là sừng, gạc. Và chính những chất liệu tạo thành đó mang đến vẻ đẹp ấn tượng, không lẫn vào đâu được cho mẫu đèn chùm cổ điển này.

  • Công nghiệp

Mang phong cách công nghiệp đương đại và mô phỏng các thiết kế trong nhà máy. Các mẫu đèn này được làm bằng kim loại tạo nên một vẻ đẹp không lẫn vào đâu được của chúng.

  • Hiện đại

Đèn chùm hiện đại chính là điểm nhấn tuyệt vời nhất cho không gian phòng khách, phòng ăn hiện đại. Mẫu đèn này cũng tạo vẻ đẹp tương phản so với mẫu đèn cổ điển.

4. Kích thước đèn chùm

Khi chọn đèn chùm, kích thước là vô cùng quan trọng. Nếu mua đèn chùm sai kích thước, đèn quá lớn hoặc quá nhỏ thì sẽ làm không gian trở nên mất cân đối và mất đi vẻ đẹp vốn có. Mục đích khi lựa chọn đèn chùm là để hòa trộn và tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian sử dụng. Đèn chùm nhỏ là điểm nhấn hoàn hảo cho một căn phòng nhỏ, ấm cúng. Tuy nhiên trong một không gian rộng lớn như sảnh, phòng khách thì một chiếc đèn chùm lớn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể treo bất kỳ mẫu đèn chùm to nhỏ khác nhau bên trong không gian của ngôi nhà miễn sao chúng phù hợp.

kích thước đèn chùm

Kích thước đèn chùm ảnh hưởng rất lớn tới không gian sử dụng

  • Đèn chùm nhỏ

Đèn chùm nhỏ thường có kích thước đường kính từ 40 đến 50cm, nó vẫn tạo được điểm nhấn nhưng không chiếm quá nhiều diện tích. Mẫu đèn này là lựa chọn hoàn hảo cho không gian nhỏ hẹp như phòng tắm,… Bạn có cũng thể sử dụng 2 chiếc đèn chùm nhỏ trong một không gian lớn hơn để thay thế cho một chiếc đèn chùm có kích thước lớn.

  • Đèn chùm tiêu chuẩn

Đèn chùm tiêu chuẩn là loại đèn chùm phổ biến nhất từ trước đến nay và có thể lắp đặt chúng ở mọi không gian. Kích thước của loại đèn này là 70cm -80cm đường kính. Mẫu đèn này thường được lắp đặt ở trung tâm của căn phòng như phòng khách, phòng bếp và cả hành lang và lối ra vào.

  • Đèn chùm lớn

Đây là mẫu đèn hoàn hảo cho những không gian rộng lớn như phòng khách hoặc sảnh lớn. Những chiếc đèn chùm này có kích thước đường kính từ 80cm trở lên. Với loại đèn chùm lớn nhưng có nhiều tầng thì có thể lắp đặt ở trung tâm ngôi nhà, thông từ tầng trên xuống tầng dưới hoặc sảnh lớn, lối ra vào của một ngôi nhà lớn. Điều quan trọng nhất khi chọn đèn là kích thước và chiều dài phù hợp không gian.
Lưu ý : Các mẫu đèn chùm có trọng lượng lớn phải được gia cố chắc chắn để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà cũng như mọi người ra vào.

Tham khảo bài viết : Cách tính kích thước đèn chùm phù hợp cho căn phòng của bạn

5. Vị trí lắp đặt

vị trí lắp đặt đèn chùm

Đèn chùm có thể được lắp đặt ở rất nhiều nơi

  • Lối ra vào

Khi quyết định lắp đặt đèn chùm ở lối ra vào, bạn cần xem xét kỹ không gian ngôi nhà. Đèn chùm nên được treo bên dưới ở khu vực cầu thang lên xuống giữa 2 tầng. Đối với trần nhà có chiều cao tiêu chuẩn, đèn chùm nên được treo cao ít nhất 2,2m so với sàn nhà. Đèn chùm nên được treo ở trung tâm không gian và nên được lắp đặt để tạo sự cân bằng.
Lưu ý : Chiều cao của đèn chùm phải phù hợp với chiều cao của trần nhà. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi 20cm trần nhà cao thêm thì đèn chùm nên cao thêm khoảng 7cm..

  • Phòng ăn

Đây cũng là một không gian hoàn hảo để lắp đặt đèn chùm, tạo nên một vẻ đẹp ấm cúng, thoải mái. Đèn chùm thường được đặt ở trung tâm bàn ăn nên cần phải xem xét kích thước và chiều cao phía trên bàn ăn.

Kích thước : Chọn một chiếc đèn chùm có kích thước nhỏ hơn 30cm so với chiều rộng của bàn. Điều này đảm bảo là không có ai sẽ bị va đập và đèn khi đứng lên.

Chiều cao : Phải đảm bảo phần thấp nhất của đèn chùm cách mặt bàn 80 đến 95cm. Nếu trần nhà bạn cao, bạn có thể nâng đèn chùm cao hơn chút nữa để có thể đặt hoa hoặc đồ trang trí trên mặt bàn.
Vị trí : Đèn chùm phải luôn được đặt ở chính giữa bàn ăn. Nếu có 2 đèn chùm nhỏ được lắp đặt ở phía trên bàn ăn thì chúng nên được đặt thành 1 hàng song song và đặt ở vị trí cách đều trung tâm của bàn.

  • Phòng khách

Để không gian cân đối và trở nên nổi bật nhất, hãy đặt đèn chùm ở trung tâm phòng khách. Vì đây là nơi rất nhiều người đi lại nên đèn chùm phải cao ít nhất 2,2m so với mặt đất. Vị trí tuyệt vời nhất chính là phía trên mặt bàn uống nước của phòng khách.

  • Phòng tắm

Một chiếc đèn chùm nhỏ sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp và tinh tế cho không gian phòng tắm. Đèn có thể được đặt phía trên bồn tắm hoặc trung tâm căn phòng. Nếu bạn muốn lắp phía trên bồn tắm thì khoảng cách từ vị trí cao nhất của bồn tắm đến vị trí thấp nhất của đèn chùm nên ít nhất là 2,4m.

6. Bảo dưỡng

Đèn chùm thường được làm bằng kim loại nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị xỉn màu. Để làm đèn chậm bị xỉn màu và luôn sáng đẹp, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa thích hợp.

Khi vệ sinh đèn chùm bạn sẽ cần 1 chiếc thang và 1 tấm vải dày lót bên dưới. Một chiếc thang sẽ giúp bạn dễ dàng vệ sinh và đảm bảo an toàn. Tấm vải dày sẽ không để các bộ phận rơi xuống gây hỏng, vỡ và bụi bẩn không bị vương khắp nhà.

Sử dụng găng tay hoặc vải cotton sạch khi vệ sinh đèn ngăn dấu vân tay và vết bẩn bám lại trên đèn. Để loại bỏ vết bẩn cứng đầu bám trên đèn hoặc các hạt pha lê, hãy sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên, không hóa chất để tránh gây hư hại cho đèn.

Thường xuyên lau bụi bằng vải khô.

Tham khảo bài viết : 2 phương pháp vệ sinh làm sạch đèn chùm pha lê

gọi điện
chat zalo
chat facebook
google map