Độ K (Kelvin), nhiệt độ màu và chỉ số kết xuất màu (CRI)

Đi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì chủng loại bóng đèn hiện nay cũng ngày càng đa dạng từ đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn halogen đến đèn LED với nhiều sự lựa chọn về công suất, cường độ ánh sáng, tuổi thọ và vô vàn các tiêu chí khác.

Sự quá đa dạng này cũng đem lại khó khăn cho người sử dụng vì có quá nhiều lựa chọn và cuối cùng loại bóng đèn mua về nhà nhiều khi lại không hề phù hợp.

Đó là lý do sự hiểu biết về các tiêu chí của bóng đèn rất quan trọng để đưa ra quyết định chính xác. Và các tiêu chí phổ biến quan trọng nhất thường là độ K (Kelvin) biểu thị mức độ sáng, nhiệt độ màu ấm hay lạnh và chỉ số kết xuất màu CRI thể hiện sự trung thực của màu sắc sự vật dưới ánh đèn.

1. Nhiệt độ màu: từ ấm đến lạnh

nhiệt độ màu ánh sáng

Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng để mô tả màu sắc của dây tóc bóng đèn khi nóng lên và sau đó dùng để chỉ loại ánh sáng mà nó tạo ra.

Cụ thể hơn nếu bạn sử dụng bóng đèn sợi đốt thì khi dây tóc bóng đèn được nung nóng đến một nhiệt độ nhất định, nó có thể chuyển sang màu vàng. Khi nhiệt độ đó tăng lên, nhiệt độ màu của dây tóc đó cũng sẽ chuyển sang màu trắng hơn và cuối cùng sẽ ngả xanh.

Mặt khác, đèn huỳnh quang và đèn LED không có dây tóc để làm nóng nên người ta sử dụng thang đo Nhiệt độ màu tương quan (CCT), thể hiện nhiệt độ màu của ánh sáng tương ứng với màu của vật liệu thắp sáng, ví như dây tóc bóng đèn, tại một nhiệt độ nhất định.

Thường thì hai thang đo này sẽ được kết hợp như hình dưới để xác định nhiệt độ màu của bóng đèn chính xác. Bóng đèn sợi đốt thường có dải nhiệt màu thấp hơn và đèn huỳnh quang thì lại có dải nhiệt màu cao hơn ở đầu màu xanh của quang phổ.

Mặt khác, một số đèn LED cho phép bạn lựa chọn giữa 16 triệu màu khác nhau, cung cấp khả năng chuyển đổi giữa ánh sáng ấm áp và mát mẻ bất cứ khi nào bạn muốn.

Điều đó có nghĩa là bạn phải quyết định xem mình sẽ thắp sáng ngôi nhà bằng ánh sáng dịu, ấm giống như bóng đèn sợi đốt truyền thống hay là ánh sáng rực rỡ, mát mẻ để làm nổi bật những chi tiết trong nhà.

2. Độ K (Kelvin)

bảng nhiệt độ màu Kelvin

Hãy tìm hiểu sâu hơn về quang phổ của ánh sáng đã được nhắc đến.

Như bạn có thể thấy, quang phổ ánh sáng thay đổi từ ánh sáng đỏ và vàng ở bên trái sang màu trắng ở giữa và cuối cùng là màu xanh ở bên phải. Sự chuyển đổi này có thể được mô tả là chuyển từ ánh sáng ấm áp sang ánh sáng trắng và cuối cùng là ánh sáng lạnh.

Trên quang phổ màu có các con số bên dưới tương quan với các màu ở trên, dao động ở đây từ 1800K đến 1600K. Thang đo này giúp mô tả nhiệt độ màu chi tiết hơn, với các trị số cụ thể hơn tính bằng K – đơn vị đo đại diện cho nhiệt độ dựa trên thang đo Kelvin.

Các con số trên thang đo độ K thể hiện rằng một dây tóc hoặc vật liệu khác sẽ cần được nung nóng đến trị số bao nhiêu để tạo ra ánh sáng có nhiệt độ màu tương ứng.

Điều đó có nghĩa là trong bóng đèn sợi đốt điển hình, nhiệt độ của dây tóc có thể ở khoảng 4600 độ F, hoặc khoảng 2810 K, khi đèn sáng. Và dù bóng đèn LED và huỳnh quang tạo ra rất ít nhiệt, thì ánh sáng tạo ra có nhiệt độ màu vẫn tương đương với dây tóc được nung nóng cao hơn gấp ba lần!

Vậy việc hiểu biết về độ K sẽ giúp bạn thế nào để chọn ra một bóng đèn tốt hơn cho ngôi nhà của bạn? Lợi ích của việc biết chính xác vị trí ánh sáng trên thang đo nhiệt độ màu là sẽ giúp bạn chọn ra đúng loại đèn cần dùng.

Điều này đặc biệt hữu ích khi các bóng đèn được mô tả là “ấm” hay “lạnh” vì các thuật ngữ này là tương đối và không có ranh giới chính xác giữa hai mức độ này. Việc biết chính xác nhiệt độ màu trên thang đo sẽ giúp cho việc lên kế hoạch chiếu sáng dễ dàng hơn rất nhiều.

Bài viết liên quan : So sánh sự khác nhau giữa đèn sợi đốt và đèn led

3. Chỉ số kết xuất màu CRI.

bảng chỉ số cri

Việc nắm bắt nhiệt độ màu của bóng đèn là một phần quan trọng để đảm bảo ngôi nhà của bạn có cảm giác ánh sáng phù hợp. Nếu bạn theo phong cách hiện đại hơn, thì đèn nhiệt độ mát hơn là lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn muốn ngôi nhà có cảm giác ấm áp hơn, thoải mái hơn, thì lựa chọn tốt nhất của bạn sẽ là các loại bóng đèn có nhiệt độ màu ấm.

Và nếu loại đèn bạn chọn không có khả năng thay đổi nhiệt độ màu như đèn LED Flux Smart Bluetooth thì lại càng cần đặc biệt chú ý đến độ K của đèn.

Thêm một tiêu chí cực kỳ quan trọng khi lựa chọn loại đèn đó chính là Chỉ số kết xuất màu (CRI). CRI của bóng đèn về cơ bản là một phép đo xem nguồn sáng thể hiện màu sắc của vật thể như thế nào. Đó là một thang đo từ từ 1 đến 100 với 100 màu hiển thị ở cùng mức độ với ánh sáng ban ngày và các mức thấp hơn cho một số cộng hưởng màu có thể bị mất khi hiển thị dưới ánh sáng đó.

Hiển nhiên là chúng ta đều muốn màu sắc của vật thể dưới ánh đèn rực rỡ nhất có thể và bóng đèn sợi đốt có ưu thế lớn với chỉ số CRI luôn là 100. Bóng đèn huỳnh quang có chỉ số CRI thấp hơn nhiều với loại ánh sáng trắng lạnh điển hình có chỉ số CRI khoảng 60. Đèn LED thì chỉ số này sẽ cao hơn trong khoảng từ 80 đến 95.

Một lưu ý quan trọng về CRI là nó không liên quan đến nhiệt độ màu của bóng đèn mà phụ thuộc vào quang phổ của ánh sáng phát ra. Điều đó có nghĩa là hai bóng đèn có nhiệt độ màu 10000K có thể trông hoàn toàn khác nhau khi treo trong cùng một địa điểm, đó là lý do tại sao việc kiểm tra chỉ số CRI của bóng đèn lại quan trọng đến vậy để giúp bạn có những lựa chọn ánh sáng tốt nhất.

Trên đây là những chỉ số thường gặp ở bóng đèn và cách đọc hiểu chúng, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ Đèn trang trí Joymart để được giúp đỡ nhanh nhất.

gọi điện
chat zalo
chat facebook
google map